Gửi bởi: Admin Ngày: 04/01/2019 10:11:am Lượt xem: 5227
Tác dụng chính của dầu nhớt là bôi trơn. Thông thường, chủ xe thường chỉ biết đến dầu nhớt động cơ, và nghĩ rằng có thể sử dụng chung một loại dầu nhớt ấy cho tất cả các bộ phận của xe.
Tuy nhiên, dầu nhớt cho xe ô tô có rất nhiều loại, được sử dụng phù hợp tương ứng với các loại bộ phận và chức năng khác nhau. Và nếu không sử dụng đúng loại nhớt, chủ xe ô tô rất có thể sẽ “vô tình” khiến xế yêu của mình nhanh hỏng hơn.
1. Dầu động cơ
Động cơ được xem là trái tim của một chiếc xe, bao gồm ô tô lẫn xe máy. Động cơ cần được bôi trơn bằng dầu nhớt dùng cho xe hơi để xe có thể vận hành trơn tru. Vì vậy, dầu nhớt dùng cho động cơ cần phải đạt các chỉ tiêu về chất lượng nghiêm ngặt.
Dầu động cơ được tạo bởi dầu gốc và các chất phụ gia. Dầu gốc được sản xuất từ quá trình tinh chế dầu thô. Trong khi việc bổ sung phụ gia vào các loại sẽ làm tăng khả năng chống oxy hóa, giảm ma sát, chống đông, chống gỉ và hạn chế sự tạo bọt bên trong động cơ.
Để xe ô tô vận hành bền bỉ, dầu động cơ cần được thay thế định kỳ. Tùy theo quãng đường và địa hình di chuyển của xe mà thời gian thay dầu nhớt xe ô tô có thể sớm hơn thời gian kiến nghị của nhà sản xuất.
Chủ xe có thể kiểm tra tình trạng dầu động cơ dựa vào que thăm dầu của xe. Lượng dầu vừa đủ nên nằm trong khoảng giữa của hai vạch min, max trên que. Dầu nhớt quá nhiều hoặc ít đều sẽ gây hại đến tuổi thọ của động cơ xe.
Dầu phanh (dầu thắng) là loại dầu nhớt xe hơi dùng để bôi trơn, truyền lực giữa các bộ phận trong hệ thống phanh của xe ô tô. Phanh tác động đến tốc độ và khả năng di chuyển của xe.
Phanh hoạt động hiệu quả sẽ giúp xe vận hành an toàn. Do đó, chủ xe ô tô nên kiểm tra phanh thường xuyên và tiến hành thay dầu phanh mới khi cảm giác phanh nhẹ, không ăn lực.
Dầu truyền động hay dầu cầu hộp số có chức năng bôi trơn và truyền động cho các chi tiết máy bên trong. Ngoài ra, nhờ độ nhớt lớn mà loại dầu nhớt cho xe hơi này có khả năng chịu áp lực và nhiệt độ cao ở những bộ phận hoạt động trong tình trạng khắc nghiệt như hệ thống bánh răng bên trong hộp số, bộ vi sai, cầu truyền động…
Dầu trợ lực lái là loại dầu nhớt xe ô tô được sử dụng riêng cho vô lăng xe. Nó có khả năng bôi trơn, loại bỏ cặn dầu giúp việc xoay chuyển tay lái chuẩn xác và dễ dàng hơn. Không giống với dầu nhớt dành cho động cơ, dầu trợ lực lái không cần thay thường xuyên.
Thông thường, mỗi 60.000 – 80.000 km chủ xe mới cần thay dầu trợ lực lái một lần. Tuy nhiên, khi vô lăng bị cứng, khó xoay, bị rung hoặc có tiếng ồn phát ra từ hệ thống lái, đó là lúc bạn nên thay dầu trợ lực lái cho xe.
Khi chọn mua dầu nhớt ô tô, có 2 tiêu chuẩn cơ bản mà bạn cần phải hiểu và quan tâm là:
1. SAE: trên chai dầu nhớt, bạn sẽ bắt gặp các ký hiệu như SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50, SAE 0W-40... Trong đó, chữ số đứng trước ký tự “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt mà loại dầu đó có thể giúp động cơ khởi động, nhưng là tính ở nhiệt độ âm. Với đặc trưng khí hậu ôn đới thì khách hàng Việt không cần quan tâm tới thông số này.
Phần số sau ký tự “W” mới là điều mà bạn cần quan tâm. Theo đó, số này càng lớn thì dầu càng đặc, càng nhỏ thì dầu càng loãng. Như vậy nếu xe thường xuyên đi phượt thì bạn nên chọn loại đặc vì khi vận hành với đoạn đường dài, máy sẽ nóng, dầu đặc lúc này loãng ra là vừa. Không nên chọn nhớt loãng vì sẽ gây ra hiện tượng “gào máy”.
Trường hợp xe chỉ thường xuyên sử dụng trong thành phố thì nên chọn loại nhớt loãng để xe dễ khởi động lại khi phải dừng, tắt máy nhiều lần trước đèn đỏ.
2. API: là tiêu chuẩn dùng để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và động cơ dầu. Các cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG,… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. API cho động cơ Diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD… Trong đó, chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM, SM cao hơn SL...
Để đáp ứng yêu cầu của các loại xe hiện nay, các chủ xe nên lựa chọn các cấp chất lượng càng cao càng tốt như API SL ; SM hay SN cho động cơ xăng và API CH-4 hay CI-4 cho động cơ diesel.
Gửi bởi: Admin Ngày: 04/01/2019 10:11:am
Lượt xem: 5227
Các loại dầu nhớt cần thiết cho xe ô tô
Tác dụng chính của dầu nhớt là bôi trơn. Thông thường, chủ xe thường chỉ biết đến dầu nhớt động cơ, và nghĩ rằng có thể sử dụng chung một loại dầu nhớt ấy cho tất cả các bộ phận của xe.
Tuy nhiên, dầu nhớt cho xe ô tô có rất nhiều loại, được sử dụng phù hợp tương ứng với các loại bộ phận và chức năng khác nhau. Và nếu không sử dụng đúng loại nhớt, chủ xe ô tô rất có thể sẽ “vô tình” khiến xế yêu của mình nhanh hỏng hơn.
1. Dầu động cơ
Động cơ được xem là trái tim của một chiếc xe, bao gồm ô tô lẫn xe máy. Động cơ cần được bôi trơn bằng dầu nhớt dùng cho xe hơi để xe có thể vận hành trơn tru. Vì vậy, dầu nhớt dùng cho động cơ cần phải đạt các chỉ tiêu về chất lượng nghiêm ngặt.
Dầu động cơ được tạo bởi dầu gốc và các chất phụ gia. Dầu gốc được sản xuất từ quá trình tinh chế dầu thô. Trong khi việc bổ sung phụ gia vào các loại sẽ làm tăng khả năng chống oxy hóa, giảm ma sát, chống đông, chống gỉ và hạn chế sự tạo bọt bên trong động cơ.
Để xe ô tô vận hành bền bỉ, dầu động cơ cần được thay thế định kỳ. Tùy theo quãng đường và địa hình di chuyển của xe mà thời gian thay dầu nhớt xe ô tô có thể sớm hơn thời gian kiến nghị của nhà sản xuất.
Chủ xe có thể kiểm tra tình trạng dầu động cơ dựa vào que thăm dầu của xe. Lượng dầu vừa đủ nên nằm trong khoảng giữa của hai vạch min, max trên que. Dầu nhớt quá nhiều hoặc ít đều sẽ gây hại đến tuổi thọ của động cơ xe.
Dầu phanh (dầu thắng) là loại dầu nhớt xe hơi dùng để bôi trơn, truyền lực giữa các bộ phận trong hệ thống phanh của xe ô tô. Phanh tác động đến tốc độ và khả năng di chuyển của xe.
Phanh hoạt động hiệu quả sẽ giúp xe vận hành an toàn. Do đó, chủ xe ô tô nên kiểm tra phanh thường xuyên và tiến hành thay dầu phanh mới khi cảm giác phanh nhẹ, không ăn lực.
Dầu truyền động hay dầu cầu hộp số có chức năng bôi trơn và truyền động cho các chi tiết máy bên trong. Ngoài ra, nhờ độ nhớt lớn mà loại dầu nhớt cho xe hơi này có khả năng chịu áp lực và nhiệt độ cao ở những bộ phận hoạt động trong tình trạng khắc nghiệt như hệ thống bánh răng bên trong hộp số, bộ vi sai, cầu truyền động…
Dầu trợ lực lái là loại dầu nhớt xe ô tô được sử dụng riêng cho vô lăng xe. Nó có khả năng bôi trơn, loại bỏ cặn dầu giúp việc xoay chuyển tay lái chuẩn xác và dễ dàng hơn. Không giống với dầu nhớt dành cho động cơ, dầu trợ lực lái không cần thay thường xuyên.
Thông thường, mỗi 60.000 – 80.000 km chủ xe mới cần thay dầu trợ lực lái một lần. Tuy nhiên, khi vô lăng bị cứng, khó xoay, bị rung hoặc có tiếng ồn phát ra từ hệ thống lái, đó là lúc bạn nên thay dầu trợ lực lái cho xe.
Khi chọn mua dầu nhớt ô tô, có 2 tiêu chuẩn cơ bản mà bạn cần phải hiểu và quan tâm là:
1. SAE: trên chai dầu nhớt, bạn sẽ bắt gặp các ký hiệu như SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50, SAE 0W-40... Trong đó, chữ số đứng trước ký tự “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt mà loại dầu đó có thể giúp động cơ khởi động, nhưng là tính ở nhiệt độ âm. Với đặc trưng khí hậu ôn đới thì khách hàng Việt không cần quan tâm tới thông số này.
Phần số sau ký tự “W” mới là điều mà bạn cần quan tâm. Theo đó, số này càng lớn thì dầu càng đặc, càng nhỏ thì dầu càng loãng. Như vậy nếu xe thường xuyên đi phượt thì bạn nên chọn loại đặc vì khi vận hành với đoạn đường dài, máy sẽ nóng, dầu đặc lúc này loãng ra là vừa. Không nên chọn nhớt loãng vì sẽ gây ra hiện tượng “gào máy”.
Trường hợp xe chỉ thường xuyên sử dụng trong thành phố thì nên chọn loại nhớt loãng để xe dễ khởi động lại khi phải dừng, tắt máy nhiều lần trước đèn đỏ.
2. API: là tiêu chuẩn dùng để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và động cơ dầu. Các cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG,… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. API cho động cơ Diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD… Trong đó, chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM, SM cao hơn SL...
Để đáp ứng yêu cầu của các loại xe hiện nay, các chủ xe nên lựa chọn các cấp chất lượng càng cao càng tốt như API SL ; SM hay SN cho động cơ xăng và API CH-4 hay CI-4 cho động cơ diesel.
Đơn vị chủ quản
CÔNG TY CP KINH DOANH PHỤ TÙNG XE UMV
Mã số thuế: 03171 44402
Địa chỉ: 37A đường số 6, cư xá Chu Văn An, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0784 456789 ( Call/Zalo )
Email: cskh@phutungxe.com
Đơn vị chủ quản
CÔNG TY CP KINH DOANH PHỤ TÙNG XE UMV
Mã số thuế: 03171 44402
Địa chỉ: 37A đường số 6, cư xá Chu Văn An, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0784 456789 ( Call/Zalo )
Email: cskh@phutungxe.com
Đơn vị chủ quản
CÔNG TY CP KINH DOANH PHỤ TÙNG XE UMV
Mã số thuế: 03171 44402
Địa chỉ: 37A đường số 6, cư xá Chu Văn An, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0784 456789 ( Call/Zalo )
Email: cskh@phutungxe.com